• Tại sao cần trị dứt điểm chứng trào ngược dạ dày ở người ?

    Căn bệnh trào ngược dạ dày xảy ra khi dịch acid dạ dày như HCl, Pepsin thường xuyên bị đẩy ngược lên thực quản. Hiện tượng này có thể xảy ra sau những bữa ăn mà không đi kèm triệu chứng nào. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày thực quản bắt đầu hình thành khi tình trạng này xảy ra liên tục kèm nhiều dấu hiệu ảnh hưởng tới sức khỏe khác.

    >> Xem thêm: https://laodong.vn/suc-khoe/bi-trao-nguoc-da-day-uong-thuoc-gi-tot-va-hieu-qua-nhat-hien-nay-740332.ldo

    Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

    Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất dịch acid trong dạ dày như acid HCl, pepsin, dịch mật,… hòa lẫn với thức ăn và bị đẩy ngược lên thực quản. Cơn trào ngược hầu hết đều xuất hiện một vài lần sau khi ăn và không kèm theo triệu chứng nào.

    Tình trạng này sẽ biến thành bệnh khi thường xuyên xảy ra với tần suất nhiều lần gây tổn thương thực quản, họng, hầu. Bệnh sẽ diễn biến thành các biến chứng vô cùng nguy hiểm gồm có: Viêm loét thực quản, viêm đường hô hấp, barrett thực quản, ung thư thực quản,…

    Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng trào ngược dạ dày phổ biến là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học. Vì vậy, một số đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao hơn được kể đến như: Người béo phì, nghiện rượu bia, bị thoát vị cơ hoành, hút thuốc, phụ nữ mang thai, người có tiền sử bị hen suyễn, bệnh nhân tiểu đường, bệnh mô liên kết,…

    Người bệnh cần sớm nắm bắt các triệu chứng trào ngược dạ dày thông thường để nhận biết được tình trạng của mình và có cách khắc phục kịp thời.

    Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

    Nếu bắt gặp một trong số các triệu chứng trào ngược dạ dày sau đây bạn cần tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

    • Nghẹn, khó nuốt, có cảm giác như mắc dị vật trong cổ họng
    • Thường hay bị nấc cụt
    • Cảm giác nóng rát là từ xương ức đến cổ họng, bị ợ nóng
    • Ho hoặc khó thở, khò khè
    • Nếm thấy vị chua, thường bị chua miệng
    • Khàn giọng, mất tiếng
    • Viêm họng, đau họng

    Các triệu chứng trào ngược dạ dày này thường diễn ra cùng lúc và liên tiếp, người bệnh nếu không có kiến thức đúng đắn sẽ dễ bị nhầm lẫn sang cách tình trạng bệnh lý khác gây nhiều ảnh hưởng đến quá trình chữa trị.

    Chẩn đoán bệnh

    Bên cạnh những triệu chứng trào ngược dạ dày lâm sàng trên đây, người bệnh cần được thực hiện một số phương pháp sau đây để xác định chính xác tình trạng của mình.

    • Nội soi thực quản dạ dày để phát hiện viêm loét thực quản dạ dày
    • Chụp X quang để kiểm tra lỗ thực quản, cơ thắt bình vị có có gặp tình trạng hẹp, chít gây khó nuốt dẫn đến trào ngược không.
    • Đo nồng độ PH lưu động trong vòng 14 giờ để xác định thông số acid dạ dày thực quản.
    • Đo trở kháng giúp đánh giá chất trào ngược là khí hay dịch.

    Dựa trên những xét nghiệm và triệu chứng trào ngược dạ dày lâm sàng này, bác sĩ có thể xác định được tình trạng bệnh và sớm đưa ra được phác đồ điều trị. Trong thời gian chữa trị, bạn cũng cần giữ một chế độ dinh dưỡng khoa học, luyện tập và sinh hoạt hợp lý để đẩy lùi bệnh tật. Chúc các bạn nhiều sức khỏe.

    Nguyên nhân trào ngược dạ dày

    Để giải thích về hiện tượng này cũng như đưa ra nguyên nhân trào ngược dạ dày hợp lý nhất, người ta sẽ dựa vào nguyên tắc cái thùng – nắp đậy. Chúng ta sẽ hiệu dạ dày được ví như cái thùng, và cơ thắt thực quản dưới (cơ thắt tâm vị) sẽ là nắp đậy. Thông thường nắp sẽ chỉ mở ra khi chúng ta ăn uống và sẽ đóng lại ngăn không cho thức ăn trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên nhiều trường hợp trào ngược dạ dày xảy ra khi thùng đầy, nắp yếu.

    Như vậy, nguyên nhân trào ngược dạ dày được xác định là do 2 yếu tố thùng đầy hoặc nắp yếu hay nói cách khác là do các vấn đề về dạ dày hoặc tổn thương tại cơ thắt tâm vị.

    Do nắp yếu

    Cơ nối giữa dạ dày thực quản khi chịu tác động của một số yếu tố sau đây có thể yếu dần đi và hoạt động kém gây trào ngược dạ dày.

    • Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
    • Sử dụng các loại thuốc tây y gây giảm trương lực thực quản dưới: Thuốc kháng tiết choline, thuốc cholecystokinine, glucagon, aspirin…
    • Giãn cơ nối thực quản kéo dài do các bệnh lý như tổn thương hệ thần kinh thực quản, nhiễm trùng, di truyền,…

    Do thùng đầy

    Khi dạ dày bị suy giảm chứng năng, hệ tiêu hóa quá tải cũng là nguy cơ dẫn đến trào ngược dạ dày.

    • Các bệnh lý dạ dày gây trào ngược: Bệnh lý viêm loét, phù nề, hẹp hang vị dạ dày thực quản,….
    • Những thói quen xấu gây trào ngược: Sử dụng các loại thực phẩm gây đầy hơi khó tiêu (nước uống có ga, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, chocolate,…), ăn uống quá nhiều không kiểm soát.

    Ngoài ra, những đối tượng như người bị béo phù, stress căng thẳng, phụ nữ có thai, người lười vận động cũng có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày hơn người bình thường.

    Từ những nguyên nhân trào ngược dạ dày trên đây người bệnh có thể dễ dàng nhận biết và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng của mình. Tuy nhiên, bạn cần thường xuyên tới bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám sớm và đưa ra lời khuyên hợp lý. Ngoài ra cần có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên thể dục thể thao, giữ tinh thần thoải mái để đảm bảo sức khỏe của mình và người thân.

    Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

    Mặc dù trào ngược dạ dày thực quản rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nếu không được điều trị tận gốc bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng rất nghiêm trọng. Cụ thể như:

    • Loét thực quản: Axit từ dạ dày khi trào ngược lên thực quản gây ra mòn mô thực quản tạo thành các vết loét, nhiễm trùng, chảy máu gây đau đớn và khó chịu.
    • Hẹp thực quản: Tác hại của axit dạ dày liên tục bị trào lên thực quản sẽ gây ra những mô sẹo làm hẹp thành thực quản khiến cho người bệnh cảm thấy khó nuốt.
    • Ung thư thực quản: Axit còn gây ra những thay đổi ở mô lót thực quản và làm tăng nguy cơ gây ung thư thực quản.

    Mặc dù những biến chứng này rất nguy hại đến cơ thể người bệnh đặc biệt là bộ phận thực quản. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp gặp phải tình trạng này đều là do chứng trào ngược dạ dày xảy ra liên tục, quá nhiều lần mà không được điều trị. Như vậy trào ngược dạ dày có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào tần suất của chứng trào ngược và tình trạng, cơ địa của người bệnh.

    Trào ngược dạ dày uống thuốc gì?

    Cho dù bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm hay không thì chúng ta cũng cần sớm điều trị để giảm các triệu chứng và hạn chế tối đa tổn hại cho sức khỏe. Trong các trường hợp trào ngược dạ dày thường xuyên xảy ra, người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số phương pháp như sau:

    • Uống thuốc theo đơn: Thuốc kháng axit (Rolaids, Tum, Mylanta); thuốc giảm sản xuất axit (Ranitidine, nizatidine, famotidine); thuốc làm lành tổn thương và ngăn chặn việc sản xuất axit (Lansoprazole, Omeprazole),…
    • Thay đổi lối sống sinh hoạt: Duy trì cân nặng vừa phải, nhai kĩ nuốt chậm, kê gối cao khi ngủ, không ăn uống ít nhất 3 tiếng trước khi ngủ, cai thuốc lá, hạn chế dùng rượu bia,…
    • Phẫu thuật Nissen: Đây là thủ thuật xâm lấn được dùng để khôi phục chức năng của cơ vòng (còn gọi là van giữa thực quản và dạ dày). Các bác sĩ chuyên khoa sẽ quấn dạ dày quanh thực quản để tạo một van chức năng mới giữa thực quản và dạ dày để ngăn không cho axit trào ngược.
    • Sử dụng vòng hạt thay thế cơ vòng ở thực quản: Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật xâm lấn để đưa thiết bị Linx (vòng hạt nhỏ) vào quấn quanh đường giao nhau của dạ dày và thực quản. Lực hút từ trường giữa các hạt có thể giúp giữ cho đường giao nhau đóng lại không cho axit trào ngược lên.

    Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

    Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị trào ngược dạ dày phù hợp nhất. Tuy nhiên, các phác đồ đều dựa trên nguyên tắc 4T giúp chữa bệnh từ nhiều phương pháp tổng hợp.

    T1 – Thuốc uống theo chỉ định

    Trên thực tế các loại thuốc tây y sẽ giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng hiệu quả. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, cụ thể: Thuốc giảm tiết axit, thuốc trung hòa axit, thuốc ức chế bơm proton…

    T2 – Thực phẩm

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày. Không chỉ giúp cải thiện chứng ợ nóng, ợ hơi mà còn hỗ trợ điều trị căn nguyên của bệnh. Người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây trong thời gian chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

    • Hạn chế các thực phẩm gây kích thích cơ thắt thực quản như: Nước trái cây chua, cam quýt, cà phê, chè, thức ăn có gia vị cay nóng, đồ chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn, nước có gas, sữa nguyên chất, socola…
    • Ăn chậm, nhai kỹ để enzyme trong nước bọt trung hòa axit ở dịch vị.
    • Chia nhỏ các bữa ăn để không tạo áp lực cho dạ dày.
    • Không nên nằm ngay sau khi ăn, tránh ăn vào buổi tối muộn.
    • Hạn chế mặc quần áo quá chật và vận động ngay sau khi ăn.

  • Commentaires

    Aucun commentaire pour le moment

    Suivre le flux RSS des commentaires


    Ajouter un commentaire

    Nom / Pseudo :

    E-mail (facultatif) :

    Site Web (facultatif) :

    Commentaire :